
Sữa hạt có thể nói là một trong những loại đồ uống rất giàu chất dinh dưỡng đang làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam hiện nay phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Vậy sữa hạt là gì? Có mấy loại? Có tác dụng gì? Cách làm sữa hạt ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Sữa hạt là gì?
Sữa hạt là tên gọi chung cho các loại sữa được chế biến từ các loại hạt như gạo lứt, đậu phộng, mè đen, đậu nành, đậu xanh, bắp, hạt mắc ca, hạt óc chó, hạt hạnh nhân,…Có tốt cho sức khỏe, có thể thay thế cho sữa động vật thông thường. Sữa hạt thường có mùi vị thơm ngon nên hợp khẩu vị với hầu hết mọi người, từ người già cho đến trẻ em.
Có mấy loại sữa hạt?
Dựa theo thành phần dinh dưỡng của các loại hạt, sữa hạt được chia thành hai nhóm chính :
- Nhóm 1: Sữa hạt giàu chất béo, đạm (hạnh nhân, óc chó, các loại đậu…)
- Nhóm 2: Sữa hạt ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, khoai lang, ngô…)
Ưu nhược điểm của sữa hạt
Ưu diểm:
- Sữa hạt có nhiều dinh dưỡng, lượng chất bột đường thấp, lượng chất đạm cao, lượng chất béo không no nhiều nối đôi.
- Trong thành phần của sữa hạt còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì sữa hạt cũng có các nhược điểm sau:
- Sữa hạt nguyên chất không có vitamin B12, vốn có vai trò sản sinh và tổng hợp huyết cầu tố, hemoglobin, Hb. Người uống sữa hạt thuần túy sẽ bị thiếu máu nhược sắc.
- Trẻ nhỏ uống sữa hạt thay thế sữa bò có nguy cơ bị thiếu sắt, kẽm có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Tại sao sữa hạt tốt hơn sữa động vật?
– Lượng chất bột đường (carb) từ 15-45%, thấp hơn trong ngũ cốc.
– Lượng chất đạm, đặc biệt trong đậu, khá cao, trung bình từ 7-35%.
– Lượng chất béo cao, đặc biệt axit béo không no nhiều nối đôi (polyunsaturated fat, PUF) như các axit omega 3, 6, 9.
– Nhiều chất xơ.
– Nhiều vitamin, khoáng chất, và nhiều chất chống oxy-hóa (anti-oxidants). Vì thế, các nhà dinh dưỡng kết luận rằng sữa hạt là thức uống bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cả nam phụ lão ấu.
Tác dụng tuyệt vời của sữa hạt đối với sức khỏe
Giảm cân
Sữa hạt có lượng calo và đường tự nhiên thấp, cung cấp năng lượng mà không gây tăng cân hay tích trữ mỡ xấu . Không chỉ vậy, lượng protein, chất béo lành tính và chất xơ dồi dào có trong các loại hạt và sữa hạt còn tạo cảm giác no nhanh, no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn.
Đẹp da, chống lão hóa
Trong sữa hạt có chứa vitamin E, chất béo omega-3, haychất isoflavone trong hạt đậu nành… đều có tác dụng trong việc cải thiện và duy trì làn da đẹp, khỏe mạnh.
Hệ xương chắc khỏe, phát triển chiều cao
Sữa hạt là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào, tăng cường phát triển cấu trúc xương và thúc đẩy phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ.
Kích thích khả năng tư duy, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ
Omega và protein được tìm thấy trong các loại hạt, đặc biệt là hạt óc chó, mắc ca là dưỡng chất quan trọng của hệ thần kinh trung ương, giúp dẫn truyền xung thần kinh, phát triển trí não cho bé và cải thiện trí nhớ, kích thích khả năng tư duy.
Tốt cho tim mạch
Theo tài liệu từ kênh BetterHealth của Australia, sử dụng hạt và sữa hạt còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Mặc dù các loại hạt chứa hàm lượng chất béo cao nhưng hầu hết đều là chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe. Những loại chất béo lành mạnh này được chứng minh có lợi cho tim do góp phần làm giảm hàm lượng cholesterol “xấu” LDL và gia tăng hàm lượng cholesterol “tốt” HDL
Sữa hạt còn giàu hàm lượng các chất chống oxy hóa, đặc biệt là hạt óc chó chứa đến hơn 20mmol/ 100g. Các chất chống oxy hóa này giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tế bào khỏi sự “tấn công” của cholesterol LDL, góp phần hạn chế bệnh tim mạch
Ngoài ra, các loại sữa hạt cũng giúp cải thiện lượng đường trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắc, hỗ trợ quá trình đông máu, giúp vết thương nhanh được cầm máu.
Hướng dẫn cách chế biến sữa hạt đơn giản tại nhà
Cách ngâm hạt đúng cách
Nên ngâm với nước sạch, muối và có thể thêm chút gì đó có tính axit như nước chanh hoặc giấm.
Cho một ít lá rong biển kombu dưới đáy nồi với Tỉ lệ: 1 rong biển – 6 đậu hoặc hơn. Việc này làm tăng hương vị, tốt tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn, và nấu nhanh hơn.
Ngâm 1 phần đậu trong 4 phần nước trong 12 giờ hoặc qua đêm.
Để có kết quả tốt nhất, thay nước 1-2 lần.
Có thể để hạt ngâm trong ngăn mát của tủ lạnh nếu đinh ngâm qua đêm hoặc thời gian lâu.
Cho thêm chút muối hoặc nước chanh, việc này sẽ kích thích phân rã phytic acid nhiều hơn.
Thời gian ngâm hạt là bao nhiêu lâu?
Đối với mỗi loại ngũ cốc hay các loại hạt sẽ có thời gian ngâm khác nhau, bạn có thể tham khảo thời gian của mỗi loại dưới đây:
+ Đậu nành: 8 – 10 giờ
+ Đậu xanh: 6 – 8 giờ
+ Đậu đen: 2 – 4 giờ
+ Đậu đỏ: 6 – 8 giờ
+ Đậu trắng: 4 – 5 giờ
+ Đậu lăng: 6 – 8 giờ
+ Mè (vừng): 6 – 8 giờ
+ Quinoa: 1 – 2 giờ
+ Hạt kê: 6 – 8 giờ
+ Quả óc chó: 3 -4 giờ
+ Hạnh nhân: 8 -12 giờ
+ Lúa mì: 5 – 7 giờ
+ Gạo lứt: 12 – 24 giờ
Các cách chế biến sữa hạt thường sử dụng
Cách 1: Ngâm – Nấu – Xay – Lọc
Cách 2: Ngâm – Xay – Lọc – Nấu
Cách 3: Thường áp dụng khi nấu các loại hạt với củ, quả
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu thế nào là sữa hạt cũng như các chế biến, đặc biệt là tác dụng của sữa hạt đối với sức khỏe.
Để lại một phản hồi