
Công thức hóa học của muối ăn là gì? Để hiểu hơn hãy cùng tìm hiểu về những công thức của muối trong bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi nhé.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Công thức hóa học của muối ăn là gì?
– Muối có từ trong biển nước mặn (biển chứa muối). Chính vì thế mà người ta đã chưng cất nước biển trong các ruộng muối để chúng bay hơi và muối sẽ đọng lại.
Muối ăn là gì?
– Clorua natri, còn gọi là natri clorua, muối ăn, muối, muối mỏ, hay halua, là hợp chất hóa học với công thức hóa học NaCl. Clorua natri là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương và của chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào.
– Là thành phần chính trong muối ăn, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực phẩm.
Thông tin chi tiết
- Công thức: NaCl
- Điểm nóng chảy: 801 °C
- ID IUPAC: Sodium chloride
- Mật độ: 2,16 g/cm³
- Khối lượng phân tử: 58,44 g/mol
- Phân loại: Muối
- Có thể hòa tan trong: Nước, Amoniac, Methanol, Glyxêrin, Axit formic, Propylene Glycol, Formamid
Một số tính chất của muối ăn
- Cấu trúc phân tử: Dạng tinh thể.
- Vị: mặn.
- Mùi: Không mùi.
- Màu: Không màu hoặc màu trắng.
- Khả năng hòa tan: Tan hoàn toàn trong nước.
- Dạng tồn tại: Rắn, lỏng.
Muối hóa học là gì?
– Muối hóa học là tên gọi chung của rất nhiều loại muối khác nhau, được chia làm 3 nhóm là muối axit, muối bazơ và muối trung hòa. Một số công thức muối hóa học thường gặp như: CaCO3, MgCl2, CuSO4, Na2CO3…
Tính chất của muối hóa học
– Tính chất hóa học chung của các loại muối hóa học phải kể đến là khả năng làm đổi màu chất chỉ thị: giấy quỳ tím.
- Muối axit (cation kim loại yếu kết hợp với anion axit mạnh): Giấy quỳ đổi từ màu tím thành màu đỏ.
- Muối bazơ (cation kim loại mạnh kết hợp với anion axit yếu): Giấy quỳ chuyển từ màu tím sang màu xanh.
- Muối trung hòa (cation kim loại mạnh kết hợp với anion axit mạnh): Giấy quỳ không chuyển màu.
Còn phải tùy vào mỗi loại muối cụ thể để có những tính chất riêng cũng như có những ứng dụng khác nhau trong đời sống và sản xuất.
Để lại một phản hồi