[Cách Nấu Sữa Đậu Nành Nguyên Chất, Lá Dứa] Đặc Sánh, Thơm Ngon

Sữa đậu nành là một trong những loại đồ uống thơm ngon bổ dưỡng cho cơ thể mà cách nấu sữa đậu nành vô cùng đơn giản, bạn mất ít thời gian là có thể nấu cho cả gia đình bạn những cốc sữa đậu nành đặc sánh dinh dưỡng cho bữa sáng để khởi đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Nào chúng ta cùng vào bếp thôi nào!

Cách chọn đậu nành tươi ngon

Để nấu được sữa đậu nành thơm ngon trước tiên bạn phải lựa chọn được đậu nành nguyên chất tươi ngon. Bạn cần chú ý những điểm sau:

  1. Chọn hạt đậu nành còn mới, không có dấu hiệu nấm mốc
  2. Nên chọn thời gian mua hạt vào sau các vụ mùa đậu nành, hoặc 3 – 4 tháng sau vụ mùa.
  3. Hạt đậu nành phải có màu trắng ngà, đều màu
  4. Vỏ hạt đậu không có xuất hiện vết nứt hoặc đã nảy mầm
  5. Hạt mẩy, kích thước các hạt đậu nành tương đồng nhau, bóp chắc hạt, không mủn, không vụn, không mềm
  6. Hạt có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng, mùi béo ngậy

Hướng dẫn cách nấu sữa đậu nành nguyên chất tại nhà

Nguyên liệu:

  • 300gr đậu nành hạt
  • 1,2 l nước lọc
  • Đường cát
  • Máy xay
  • 1 miếng vải xô hoặc rây lọc mịn

Cách nấu sữa đậu nành nguyên chất

Bước 1: Đậu nành rửa sạch, ngâm vào nước từ 6-8 tiếng để hạt đậu mềm ra, nở to. Sau đó rửa sạch lại rồi để ráo.

Bước 2: Sau khi đậu nở, cho đậu và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Nếu lượng đậu quá nhiều, có thể chia làm 2 lần xay.

Bước 3: Dùng khăn xô hoặc túi lọc lọc phần bã đậu, chỉ lấy phần nước. Có thể lọc thêm một lần nữa để loại bỏ cặn bã đậu.

Bước 4: Cho sữa đậu đã lọc vào nồi, đun lửa nhỏ để sữa sôi từ từ, vừa không bị khê vừa tránh trào ra bếp. Sữa sôi, đun thêm từ 10 – 15 phút rồi bạn nhắc nồi xuống và để nguội.

Cách nấu sữa đậu nành lá dứa đơn giản

Nguyên liệu:

  • Đậu nành hạt: 700gr
  • Lá dứa: 3-4 lá
  • Đường cát
  • Nước đun sôi để nguội
  • Lạc rang hoặc mè rang
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, vải xô để lọc, bình đựng, cốc định lượng.

Cách nấu như sau:

Bước 1: Sơ chế đậu nành

+ Đầu tiên, bạn nên ngâm đậu nành bằng nước ấm, chú ý để hạt đậu nành nở hết, bạn phải ngâm đủ từ 6 – 8 tiếng đối với mùa hè và 10 – 12 tiếng đối với mùa đông.

+ Sau khi ngâm, hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều, lúc này dùng tay để chà xát qua làm sạch lớp vỏ bên ngoài. Rửa lại lần nữa cho sạch, nhớ xả hết phần bọt và vớt bỏ những hạt lép.

Bước 2: Xay đậu nành

+ Cho đậu nành và 350ml nước vào máy xay sinh tố. Xay đậu trong 2 phút, cứ 30 giây nên nghỉ một lần để tránh máy bị nóng, xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.

Lưu ý: Bạn muốn sữa thơm ngậy và có hương vị hơn, bạn có thể cho thêm mè trắng hoặc đậu phộng vào xay cùng.

+ Đổ đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải sạch, lọc cho hết cặn. Dùng tay vắt lấy phần sữa nguyên chất.

Bước 3: Nấu sữa đậu nành

+ Cho sữa vào nồi, tiếp tục thêm từ 350 – 500 ml nước lọc vào (tùy chọn nếu muốn đặc hay loãng). Bắt lên bếp đun sôi với lửa to, đến khi gần sôi thì hạ lửa nhỏ, lưu ý nhớ vớt bọt thường xuyên.

+ Cuối cùng, bạn thêm đường vào sữa và khuấy đều để đường tan. Lượng đường có thể cân đối để vừa với khẩu vị của gia đình.

+ Cho thêm lá dứa vào nồi sữa đang đun để tạo hương thơm, đun thêm khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra. Cứ cách 20 – 30 giây bạn nên khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh ván đậu hình thành trên mặt sữa.

Một số lưu ý trong quá trình nấu sữa đậu nành

+ Bạn không nên cho quá nhiều mè đen sẽ làm sữa đậu nành có vị đắng chát, nếu cho ít quá sẽ không làm dậy được vị mè trong sữa đậu nành.

+ Cứ cách 20 – 30 giây bạn nên khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh ván đậu hình thành trên mặt sữa.

+ Bạn cũng không nên cho thêm sữa tươi hay sữa đặc sẽ làm thay đổi hương vị nguyên bản tự nhiên của đậu nành.

Cách bảo quản sữa đậu nành

  • Sau khi sữa nguội, bạn có thể bảo quản trong chai lọ sạch, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức mỗi ngày.
  • Nhiệt độ bảo quản là từ 2 – 5 độ C. Sữa bảo quản trong tủ lạnh vừa mát vừa giữ được độ đậm đặc nên được nhiều người yêu thích.

Lưu ý khi uống sữa đậu nành

Theo nhà dinh dưỡng học Kanzaki tomoko (Nhật Bản) cho rằng bạn nên uống sữa đậu nành vào 2 thời điểm trong ngày là:

  1. Buổi sáng thức dậy, uống sữa đậu nành đi kèm với bữa ăn sáng. Khi uống sữa đậu nành sẽ giúp cơ thể lọc, đào thải những độc tố sau một đêm vào buổi sáng.
  2. Buổi tối trước khi ngủ từ 1 đến 2 tiếng. Bởi vì thời gian này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones có trong sữa đậu nành, đồng thời nó kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, thích hợp với người muốn giảm cân.

Bên cạnh đó, nhà dinh dưỡng học Kanziki nhắc nhở nên uống sữa đậu nành lúc nó còn ấm, uống nguyên chất vẫn là phương pháp tốt nhất giúp cơ thể hấp thụ tốt các khoáng chất có trong hạt đậu nành. Bạn chỉ nên uống khoảng 200ml sữa đậu nành trong ngày. Bạn có thể sáng tạo thêm nhiều hương vị sữa đậu nành khi kết hợp với một số nguyên liệu nấu đậu nành khác như: lá dứa, hạnh nhân, chocolate… để thay đổi khẩu vị.

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Giới thiệu Phùng Nhâm 21 bài viết
Kinh nghiệm 12 năm làm nghề bếp, Nấu ăn.... Ở đây tôi xin chia sẻ cho các bạn các công thức làm món ăn ngon, các loại rau củ qua có chất dinh dưỡng, những điều cần lưu ý khi mua đồ bếp ... Tôi chia sẻ những thông tin và kiến thức ẩm thực hàng ngày .....

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*