
Sữa chua nếp cẩm là một món ăn bổ dưỡng cho cơ thể vừa có tác dụng giải khát vừa đẹp da; đẹp dáng; tốt cho tiêu hóa,….Đặc biệt, cách nấu sữa chua nếp cẩm cực kỳ đơn giản. Chỉ cần vài bước bạn có thể tự nấu được những cốc sữa chua nếp cẩm thơm ngon như ngoài quán để chiêu đãi bạn bè và gia đình rồi nhé. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm sữa chua nếp cẩm thơm ngon tại nhà trong bài viết dưới đây.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hướng dẫn cách làm sữa chua nếp cẩm chuẩn vị
Nguyên liệu làm sữa chua nếp cẩm
– sữa tươi không đường: 1 lít
– sữa đặc: 1/2 lon
– 1 hộp sữa chua
– nếp cẩm: 200 gr
– 1 bó lá dứa
– nước cốt dừa: 100 ml
– đường nâu (có thể thay thế bằng đường cát trắng): 100 gr
– Nồi, bếp, nồi cơm điện, hũ đựng sữa chua, muỗng…
Cách làm sữa chua nếp cẩm tại nhà
Bước 1: Về phần sữa chua
+ Đầu tiên, bạn cho 1 lít sữa tươi không đường và 1/2 lon sữa đặc vào nồi và dùng muỗng gỗ khuấy đều hỗn hợp. Khuấy đều cho sữa đặc hòa quyện vào sữa tươi.
+ Tiếp theo, cho nồi lên bếp nấu khi sôi lăn tăn thì tắt bếp. Lưu ý: Trong quá trình đun sôi bạn nên thường xuyên vớt bọt
+ Tiếp đến, bạn hòa trộn 2 hộp sữa chua cái vào trong nồi sữa tươi. Khuấy đều, lọc qua rây để loại bỏ cặn. Rót hỗn hợp sữa chua vào trong hủ đựng có nắp đậy kín.
+ Đổ nước ấm ngập 2/3 hũ sữa chua, sau đó đậy nắp nồi cơm điện lại. Để chế độ giữ ấm trong vòng 15-20 phút rồi rút dây điện ra. Sau khoảng 2 tiếng hoặc tới khi nước nguội thì cắm dây điện lại, vẫn để chế độ hâm nóng trong 15 phút. Lặp lại quá trình này tới khi sữa chua được ủ xong (6 – 8 tiếng).
Lưu ý: không xếp chồng hộp sữa chua lên nhau, rót nước sôi 100 độ C ngang ½ hộp sữa chua. Cứ 3 tiếng thay nước ủ một lần.
Bước 2: Phần nếp cẩm
+ Vo sạch gạo nếp cẩm rồi ngâm nếp cẩm khoảng 2-4 tiếng với nước ấm có hòa 1 muỗng muối.
+ Sau đó, cho nếp vào nồi nấu cùng 600 ml nước lọc. Nấu tới khi nước sôi thì cho lá dứa vào nấu cùng. Lưu ý: vớt bọt và trấu của nếp cẩm nổi lên rồi đậy kín nắp để nếp nhanh chín.
+ Đun đến khi nước gần cạn mặt nếp thì bạn bỏ lá dứa ra, cho thêm chút đường vào, dùng đũa đảo đều rồi đun liu riu lửa cho đến khi nước cạn hết là nếp đã chín.
Lưu ý: Nếu bạn ăn nếp cẩm khô thì cho ít nước lại, nếu bạn muốn ăn nếp cẩm mềm sệt thì sau khi nấu, đậy kín nắp và ủ trong 15 phút.
Bước 3: Hoàn thành
+ Khi nếp nguội bớt, bạn cho vào ly rồi ăn cùng với sữa chua. Có thể thêm đá, nước dừa vào nếu thích.
Lưu ý trong quá trình nấu sữa chua nếp cẩm
- Nếp cẩm chọn loại tròn, to, không bị nát và vỏ trấu chưa bóc kỹ, như vậy sẽ không làm mất đi lớp chất bổ dưỡng bên ngoài vỏ trấu.
- Trong khi nấu nếp cẩm, không nên đun quá lâu tránh tình trạng lại gạo, vớt bọt và trấu của nếp cẩm nổi lên rồi đậy kín nắp để nếp nhanh chín.
- Đối với sữa chua (yogurt), bạn thể mua sẵn ở bên ngoài nhưng để có món sữa chua nếp cẩm ngon nhất, bạn nên tự làm nhé.
Sữa chua nếp cẩm ăn lúc nào là tốt nhất?
+ Thời điểm thích hợp để việc thưởng thức món này mang lại giá trị dinh dưỡng thiết thực là:
- Sau bữa cơm tối: Đây được xem là “thời điểm vàng”. Bấy giờ, độ pH của dạ dày lúc này lớn hơn hoặc bằng 4,5. Việc ăn sữa chua nếp cẩm sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Sau bữa cơm trưa: Việc ăn món này sau bữa trưa không chỉ giúp “giải nhiệt” mà còn mang tới cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái để bắt đầu giờ làm việc chiều với những ý tưởng mới.
+ Không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ khiến cơ thể bị “thừa” chất, khó hấp thụ và tác dụng ngược. Chỉ nên ăn khoảng 3 ly (300-500ml)/tuần.
+ Không ăn lúc đói. Bấy giờ, độ toan trong dạ dày thường rất cao. Vì thế, nếu ăn sữa chua nếp cẩm vào thời điểm này thì các lợi khuẩn khó sống sót trong môi trường dịch vị.
Cách bảo quản sữa chua nếp cẩm
+ Với chè nếp cẩm nếu không dùng hết bạn có thể cho vào hộp thủy tinh, đậy nắp lại và để ở ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để quá lâu vì gạo nếp sau 3-5 ngày dễ bị biến chất, mất dinh dưỡng và gây tác dụng phụ như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu…
+ Bạn có thể cho nếp cẩm, sữa chua cùng nước cốt dừa vào hũ thủy tinh nhỏ có nắp kín và để ở ngăn đông tủ lạnh. Khi cần thì lấy ra để mềm rồi dùng cũng rất ngon.
Lợi ích tuyệt vời của sữa chua nếp cẩm đối với sức khỏe
+ Sữa chua nếp cầm giàu chất dinh dưỡng và vitamin nên có khả năng kiểm soát cân nặng, tốt cho hệ tiêu hóa nhờ chất xơ. Vì vậy bạn không cần lo lắng ăn sữa chua nếp cẩm có béo không nhé.
+ Ngoài ra, chất lovastatine và ergosterol có trong sữa chua nếp cẩm có khả năng tái tạo mạch máu, khả năng phòng tránh những bệnh tim mạch.
+ Bên cạnh đó, thành phần trong sữa chua nếp cẩm là yếu tố giúp cho làn da chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa những bệnh về mắt, thần kinh, mỡ máu, nuôi dưỡng cơ thể khỏe từ bên trong…
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn nấu được món sữa chua nếp cẩm thơm ngon cho cả nhà nhé. Chúc các bạn thành công!
Để lại một phản hồi